Cuộc sống bí mật của nước ở những nhiệt độ rất thấp

Hiệp Khách Quậy Sự sống bí mật của nước được biết ngày một kì lạ hơn. Trong nhiều năm qua, nước được biết là tồn tại ở 15 pha – chứ không chỉ ba dạng rắn, lỏng, khí như nhiều người đã biết từ chương trình khoa học phổ thông. Xin mời đọc tiếp.

Sự sống bí mật của nước được biết ngày một kì lạ hơn. Trong nhiều năm qua, nước được biết là tồn tại ở 15 pha – chứ không chỉ ba dạng rắn, lỏng, khí như nhiều người đã biết từ chương trình khoa học phổ thông. Nay các nhà hóa học thuộc Đại học Utah ở Mĩ vừa xác nhận sự đồng thời tồn tại của băng và nước lỏng sau khi nước kết tinh ở những nhiệt độ rất thấp.

alt

Giọt nước. Ảnh: Wikimedia Commons

Họ mô tả công trình nghiên cứu của mình trên số ra ngày 21 tháng 6 của tờ Journal of Chemical Physics.

Chẳng cần gì hơn ngoài một que khuấy và một bình trộn cocktail để thực hiện loại nghiên cứu này. Nó cần nhiệt độ 180 K, một nhiệt độ cực lạnh tiêu biểu của khí quyển tầng trên gọi là “lãnh địa không người” của nước vì sự xuất hiện lờ mờ lạ lùng của hai pha nước – nước lỏng và băng – xảy ra ở đó.

“Sự lờ mờ này là cái thật hấp dẫn”, phát biểu của Valeria Molinero, người đứng đầu nghiên cứu trên. “Các kết quả của chúng tôi cho thấy cái diễn ra ngoài đó quan trọng đối với hành vi của nước và đối với sự tạo mây”.

Molinero và nghiên cứu sinh Emily Moore phát hiện thấy ở 180 K, sự kết tinh băng nhanh khiến khó theo dõi quá trình trên. Vì các phân tử chuyển động quá nhanh để mà quan sát trực tiếp trong phòng thí nghiệm, nên nghiên cứu của họ sử dụng các chương trình mô phỏng trên máy vi tính.

Bằng cách nhắm vào vùng nhiệt độ tới hạn này, công trình của họ có thể quan trọng đối với việc tìm hiểu sự tạo mây đã làm điều hòa bức xạ toàn cầu và vì thế điều hòa sự biến đổi khí hậu. Trong khi đây là một ích lợi thật sự cho việc tìm hiểu nước siêu lạnh và vai trò của nó trong sự tạo mây, đồng thời nó còn là một đột phá cho những ai đang mơ tới một công viên vật lí giải trí tĩnh lặng. Một ngày nào đó, người ta có thể vừa chơi hockey và bơi lội.

  • Xuân Nguyễn (theo PhysOrg.com)

Mời đọc thêm