Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 33)

Hiệp Khách Quậy Cô, chỉ là một cô gái nông dân mù chữ, người đã tuyên bố nghe thấy giọng nói trực tiếp từ Thượng Đế. Nhưng Joan of Arc sẽ khởi lên từ sự mù mờ khó hiểu kia, để đi đến việc lãnh đạo một đội quân, khi ấy, đang bị mất tinh thần... Xin mời đọc tiếp.

9. THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG NHẬN THỨC

Cô, chỉ là một cô gái nông dân mù chữ, người đã tuyên bố nghe thấy giọng nói trực tiếp từ Thượng Đế. Nhưng Joan of Arc sẽ khởi lên từ sự mù mờ khó hiểu kia, để đi đến việc lãnh đạo một đội quân, khi ấy, đang bị mất tinh thần có được những chiến thắng mà qua đó sẽ thay đổi vận mệnh của các quốc gia, đã biến cô trở thành một trong những nhân vật hấp dẫn, đáng chú ý và bi thảm nhất trong lịch sử.

Trong sự hỗn loạn của Chiến Tranh Trăm Năm, khi miền bắc nước Pháp bị quân đội Anh tàn sát và chế độ quân chủ Pháp đang rút lui, một cô gái trẻ từ thành phố Orlean tuyên bố có những chỉ dẫn thiêng liêng để dẫn dắt quân đội Pháp giành chiến thắng. Không còn gì để mất, Charles VII đã cho phép cô chỉ huy một số quân đội của mình. Trước sự ngạc nhiên và ngỡ ngàng của mọi người, cô đã mang lại một loạt chiến thắng trước người Anh. Tin tức nhanh chóng lan truyền về cô gái trẻ đáng chú ý này. Với mỗi chiến thắng, danh tiếng của cô bắt đầu tăng lên, cho đến khi cô trở thành một nữ anh hùng dân gian, tập hợp những người Pháp xung quanh cô. Quân đội Pháp, từng ở trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn, khi đó đã ghi được những chiến thắng quyết định mở đường cho sự đăng quang của vị vua mới.

Tuy nhiên, cô đã bị phản bội và bị người Anh bắt giữ. Họ nhận ra mối đe dọa mà cô gây ra cho họ là gì, vì cô là một biểu tượng mạnh mẽ cho người Pháp và đã tuyên bố là nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ chính Đức Chúa, vì vậy họ đã đưa cô vào một phiên tòa. Sau một cuộc thẩm vấn công phu, cô bị kết tội dị giáo và bị cột vào cọc gỗ rồi thiêu cháy ở tuổi 19, năm 1431.

Trong những thế kỷ tiếp theo, hàng trăm nỗ lực đã được thực hiện để hiểu được thiếu niên đáng nhớ này. Cô ấy là một nhà tiên tri, một vị thánh hay một người phụ nữ điên rồ? Gần đây, các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng tâm thần học và khoa học thần kinh hiện đại để giải thích những cuộc đời của các nhân vật lịch sử như Joan of Arc.

Không ít câu hỏi về sự thành thật của cô cho những tuyên bố về nguồn cảm hứng thiêng liêng. Nhưng nhiều nhà khoa học đã viết rằng cô ấy có thể đã bị tâm thần phân liệt, kể từ khi cô nghe thấy giọng nói (trong đầu mình). Những người khác đã tranh luận về sự thật này, vì các hồ sơ còn sót lại trong phiên tòa xét xử của cô cho thấy một con người có tư tưởng và phát biểu có tính quốc gia. Những Người Anh đặt một số cạm bẫy kiểu thần học cho cô. Họ hỏi, chẳng hạn, phải chăng cô đã ở trong ân sủng của Thiên Chúa. Nếu cô trả lời có, thì cô sẽ là một kẻ dị giáo, vì không ai có thể biết chắc chắn liệu họ có ở trong ân sủng của Chúa không. Nếu cô ấy nói không, thì cô ấy đã thú nhận tội lỗi của mình, và rằng cô ấy là một kẻ lừa đảo. Dù bằng cách nào đi nữa, cô cũng sẽ thua.

Trong một câu trả lời khiến khán giả choáng váng, cô trả lời: "Nếu tôi không, Chúa có thể đưa tôi đến đó không; và nếu tôi có, Chúa có thể giữ tôi lại." "If I am not, may God put me there; and if I am, may God so keep me" Công chứng viên tòa án, trong hồ sơ, đã viết, "Những người đang thẩm vấn cô ấy đều sửng sốt".

Trên thực tế, bảng cáo trạng của cuộc thẩm vấn của cô rất đáng chú ý đến nỗi George Bernard Shaw đã đưa các bản dịch nghĩa thô sơ của hồ sơ tòa án vào vở kịch "Saint Joan"

Gần đây, một giả thuyết khác đã xuất hiện về người phụ nữ đặc biệt này: có lẽ cô thực sự mắc chứng động kinh thùy thái dương. Những người có tình trạng này đôi khi gặp phải các cơn động kinh co quắp, nhưng một số người trong số họ cũng gặp phải một tác dụng phụ gây tò mò có thể làm sáng tỏ cấu trúc của niềm tin của con người. Những bệnh nhân này chịu đau đớn từ "siêu năng lực" và không thể được giúp đỡ để có thể nghĩ rằng có một tinh thần hay sự hiện diện đằng sau mọi thứ. Các sự kiện ngẫu nhiên không bao giờ ngẫu nhiên nhưng có một số ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. Một số nhà tâm lý học đã suy đoán rằng một số nhà tiên tri trong lịch sử đã phải chịu đựng những tổn thương động kinh thùy thái dương này, vì họ tin rằng họ đã nói chuyện với Chúa. Nhà thần kinh học, Tiến sĩ David Eagman nói: "Một số phần của các nhà tiên tri, kẻ tử vì đạo và các nhà lãnh đạo trong lịch sử dường như đã mắc chứng động kinh thùy thái dương. Hãy xem xét trường hợp của Joan of Arc, cô gái mười sáu tuổi, người đã xoay xở để xoay chuyển cuộc Chiến tranh Trăm năm bởi vì cô ấy tin (và thuyết phục những người lính Pháp) rằng cô ấy đã nghe thấy giọng nói từ vị tổng lãnh thiên thần Michael, Thánh Catherine thành Elexandria, Thánh Margaret và Tổng Lãnh Gabriel."

Hiệu ứng gây tò mò này đã được chú ý từ rất lâu, tận năm 1892, khi sách giáo khoa về bệnh tâm thần ghi nhận mối liên hệ giữa "chủ nghĩa cảm xúc tôn giáo religious emotionalism" và chứng động kinh epilepsy. Nó được mô tả lâm sàng lần đầu tiên vào năm 1975 bởi nhà thần kinh học Norman Geschwind thuộc Bệnh viện Hành chính Cựu chiến binh Boston. Ông nhận thấy rằng các bệnh động kinh có sự sai lệch (phản ứng, thắp sáng) điện ở thùy thái dương bên trái của họ thường có kinh nghiệm tôn giáo, và ông suy đoán rằng cơn bão điện trong não bằng cách nào đó là nguyên nhân của những ám ảnh tôn giáo này.

Tiến sĩ A. S. Ramachandran ước tính rằng 30 đến 40 phần trăm của tất cả các bệnh động kinh thùy thái dương mà ông đã thấy (bị) cảm thức siêu tôn giáo hyperreligiosity. Ông đã chú thích: "Đôi khi, đó là một vị thần cá nhân, đôi khi đó là một cảm giác có nhiều lan tỏa hơn của một cá thể với sự hòa nhập với vũ trụ. Mọi thứ dường như tràn ngập ý nghĩa. Bệnh nhân sẽ nói, 'Cuối cùng, tôi thấy tất cả những gì thực sự là thế nào, Bác sĩ à. Tôi thực sự thấu hiểu Thiên Chúa. Tôi hiểu vị trí của mình nơi vũ trụ - một đồ hình vũ trụ.' "

Ông cũng lưu ý rằng nhiều người trong số những cá nhân này cực kỳ kiên quyết và thuyết phục trong niềm tin của họ. Ông nói: "Đôi khi tôi tự hỏi liệu những bệnh nhân bị động kinh thùy thái dương có tiếp cận được với một chiều không gian khác của thực tại hay không, một lỗ sâu được sắp xếp để tiến vào vũ trụ song song. Nhưng tôi thường không nói điều này với các đồng nghiệp của mình, vì họ nghi ngờ sự tỉnh táo hay tính thành thực của tôi." Ông đã thử nghiệm trên những bệnh nhân bị động kinh thùy thái dương và xác nhận rằng những cá nhân này có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ với từ "Chúa" nhưng không phải là những từ trung tính. Điều này có nghĩa là mối liên hệ giữa cảm thức siêu tôn giáo hyperreligiosity và động kinh thùy thái dương temporal lobe epilepsy là có thật, không chỉ là giai thoại.

Nhà tâm lý học Michael Persinger khẳng định rằng một loại kích thích điện xuyên sọ nhất định (gọi là mô phỏng từ xuyên sọ, transcranial magnetic simulation hay TMS) có thể cố tình gây ra ảnh hưởng của các tổn thương động kinh này. Nếu điều này là như vậy, có thể là từ trường có thể được sử dụng để thay đổi niềm tin tôn giáo của một người?

Trong các nghiên cứu của Tiến sĩ Persinger, đối tượng đặt một chiếc mũ chụp trên đầu (được gọi là "Chiếc Mũ của Chúa"), trong đó có một thiết bị có thể gửi từ tính vào các phần cụ thể/đặc biệt của não. Sau đó, khi đối tượng được phỏng vấn, anh ta sẽ thường tuyên bố rằng anh ta có sự hiện diện của một thần khí tuyệt vời some great spirit. David Biello, viết trên tạp chí Khoa học Mỹ, nói: "Trong ba phút kích thích, các đối tượng bị ảnh hưởng đã chuyển nhận thức về thiêng liêng này sang ngôn ngữ văn hóa và tôn giáo của riêng họ - gọi đó là Thần, Phật, một sự hiện diện của lòng nhân từ, hoặc vẻ đẹp tuyệt diệu của vũ trụ." Vì hiệu ứng này có thể tái lập lại (reproducible) theo yêu cầu, nó chỉ ra rằng có lẽ bộ não được tăng cường theo một cách nào đó để đáp ứng hay phản hồivới cảm xúc tôn giáo.

Một số nhà khoa học đã đi xa hơn và đã suy đoán rằng có một "gen thần thánh – God gene" là thứ có khuynh hướng hay mở đường cho não bộ trở nên tôn giáo tính. Vì hầu hết các xã hội đã tạo ra một tôn giáo nào đó, có vẻ hợp lý rằng khả năng đáp ứng cảm xúc tôn giáo của chúng ta có thể được lập trình di truyền vào bộ gen của chúng ta. Trong khi đó, một số nhà lý thuyết tiến hóa đã cố gắng giải thích những sự thật này bằng cách tuyên bố rằng tôn giáo phục vụ để tăng cơ hội sống sót cho con người ở thời kì sơ khai. Tôn giáo đã giúp gắn kết các cá nhân vốn mâu thuẫn hay cãi nhau thành một bộ lạc gắn kết với một thần thoại chung, điều này làm tăng cơ hội mà bộ lạc sẽ gắn bó và tồn tại.

Liệu một thí nghiệm như một người sử dụng "Chiếc Mũ của Chúa" sẽ làm lung lay niềm tin tôn giáo của cá nhân ấy? Và một máy MRI có thể ghi lại hoạt động não của một người trải nghiệm sự thức tỉnh tôn giáo không?

Để kiểm tra những ý tưởng này, Tiến sĩ Mario Beauregard của Đại học Montreal đã chiêu mộ một nhóm gồm mười lăm nữ tu dòng kín Carmelite, những người đồng ý đặt đầu mình vào một máy MRI. Để đủ điều kiện tham gia thí nghiệm, tất cả trong số họ tự phải "đã có một kinh nghiệm nếu kết hợp chặt chẽ với Chúa".

Ban đầu, Tiến sĩ Beuregard đã hy vọng rằng các nữ tu sẽ có một sự hiệp thông thần bí với Thiên Chúa, sau đó có thể được ghi lại bằng quét MRI. Tuy nhiên, bị nhét vào một máy MRI, nơi bạn được bao quanh bởi hàng tấn cuộn dây từ tính và thiết bị công nghệ cao, không phải là một thiết lập lý tưởng cho một bản hùng ca hay sự hiệp thông với Thiên Chúa. Điều tốt nhất họ có thể làm là gợi lên ký ức về những trải nghiệm tôn giáo trước đây. "Thần Khí hay Thượng Đế không thể thích là yêu cầu được triệu tập theo ý muốn", một trong các nữ tu giải thích.

Kết quả cuối cùng là hỗn hợp và không có kết luận, nhưng một số vùng trong não rõ ràng sáng lên trong thí nghiệm này:

. Các hạt nhân caudate, liên quan đến việc học và có thể là việc yêu. (Có lẽ các nữ tu đã cảm nhận được tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa?)

. Vùng Insula, theo dõi cảm giác cơ thể và cảm xúc xã hội. (Có lẽ các nữ tu đang cảm thấy gần gũi với các nữ tu khác khi họ đang tiếp cận với Chúa?)

. Thùy đỉnh, giúp xử lý nhận thức không gian. (Có lẽ các nữ tu cảm thấy họ ở trong sự hiện diện vật lý của Thiên Chúa?)

Tiến sĩ Beauregard đã phải thừa nhận rằng rất nhiều khu vực của não đã được kích hoạt, với rất nhiều cách giải thích khác nhau, đến nỗi ông không thể nói chắc chắn liệu điều đó có thể gây ra cảm thức siêu tôn giáo hay không. Tuy nhiên, rõ ràng với ông rằng cảm xúc tôn giáo của các nữ tu được phản ánh trong các lần quét não của họ.

Nhưng thí nghiệm này có làm lung lay niềm tin của các nữ tu vào Chúa không? Không. Trên thực tế, các nữ tu kết luận rằng Thiên Chúa đã đặt "đài phát thanh" này vào não để chúng ta có thể liên lạc với Ngài.

Kết luận của họ là Chúa tạo ra con người để có khả năng này, vì vậy bộ não có một ăng ten thần thánh được Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. David Biello kết luận: "Mặc dù những người vô thần có thể lập luận rằng việc tìm thấy (cái gọi là) tâm linh trong não ngụ ý rằng tôn giáo không gì khác hơn là ảo tưởng thần thánh, các nữ tu đã bị kích thích bởi bộ não của họ vì lý do ngược lại: họ dường như đưa ra xác nhận về sự tương tác của Thiên Chúa với họ." Tiến sĩ Bearegard kết luận: "Nếu bạn là người vô thần và bạn sống một loại kinh nghiệm nhất định, bạn sẽ liên hệ nó với sự tráng lệ của vũ trụ. Nếu bạn là Kitô hữu, bạn sẽ liên kết nó với Chúa. Ai biết được. Có lẽ họ cũng giống nhau trong cùng một trải nghiệm cả thôi."

Tương tự, Tiến sĩ Richard Dawkins, một nhà sinh học tại Đại học Oxford và là một người vô thần thẳng thắn, đã từng được đặt trong chiếc mũ của Thiên Chúa để xem liệu niềm tin tôn giáo của ông sẽ thay đổi.

Chúng đã không.

Vì vậy, kết luận, mặc dù cảm thức siêu tôn giáo hyperreligiosity có thể được gây ra thông qua tình trạng chấn động ở thùy thái dương và thậm chí từ trường, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy từ trường tính thì có thể thay đổi quan điểm tôn giáo của một người.

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY
 

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm