Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 37)

Hiệp Khách Quậy Nhóm 18 là một dị biệt. Phần lớn các nhóm của bảng tuần hoàn đều không chứa chất khí ở điều kiện khí quyển chuẩn, và trong số những nhóm có chứa, thì duy chỉ một hoặc hai thành viên nhẹ nhất là chất khí. Các khí hiếm – helium,... Xin mời đọc tiếp.

Các khí hiếm

Các khí hiếm

Nhóm 18 là một dị biệt. Phần lớn các nhóm của bảng tuần hoàn đều không chứa chất khí ở điều kiện khí quyển chuẩn, và trong số những nhóm có chứa, thì duy chỉ một hoặc hai thành viên nhẹ nhất là chất khí. Các khí hiếm – helium, neon, argon, xenon và radon – trái lại, đều là chất khí. Argon chiếm một phần nhỏ, nhưng ý nghĩa trong khí quyển Trái Đất. Radon, chất khí hiếm nặng nhất, có tính phóng xạ cao. Việc khám phá toàn bộ tập hợp nguyên tố mới này – chủ yếu nhờ nhà hóa học Scotland William Ramsay – là một bước đột phá khoa học to lớn. Mendeleev, người đã bỏ lỡ việc dự đoán sự tồn tại của nhóm, không tin vào nó lắm (dù rằng nó ủng hộ định luật tuần hoàn của ông). Nằm ở rìa cùng của bảng tuần hoàn, các khí hiếm được đặc trưng bởi tính trơ ì cực độ do sự bền vững mà các lớp vỏ electron điền đầy mang lại. Chúng là chất khí ‘lí tưởng’ với lực hút rất nhỏ giữa các hạt đơn nguyên tử của chúng, và vì thế có điểm nóng chảy và điểm sôi thấp. Mặc dù các khí hiếm từng được xem là hoàn toàn trơ ì, nhưng vào năm 1962 nhà hóa học Anh Neil Bartlett đã thành công trong việc tổng hợp xenon hexafluoroplatinate.

Các khí hiếm

Họ actinoid

Họ actinoid

Họ actinoid – còn gọi là actinide – là hàng thứ hai của các nguyên tố ‘block f’. Tìm thấy ở chu kì 7, chúng thường được trình bày cho tiện bên dưới phần chính của bảng tuần hoàn, cùng với các nguyên tố lanthanoid. Mối quan hệ của chúng với các nguyên tố còn lại – nằm giữa nhóm 2 và 3 – trở nên rõ ràng hơn khi chúng được đưa vào trong một kiểu bảng ‘định dạng rộng’ nhưng rất khó coi.

Chạy từ actinium (89) đến lawrencium (103), các nguyên tố nặng này đều có tính phóng xạ. Bốn nguyên tố – actinium (nguyên tố có tên lấy đặt cho cả nhóm), thorium, protactinium và uranium – có mặt tự nhiên trên Trái Đất. Chu kì bán rã của thorium và uranium (thời gian cầ thiết cho một nửa mẫu chất phân rã phóng xạ) được tính theo hàng tỉ năm, vì thế chúng được tìm thấy với số lượng rõ rệt. Cái gọi là ‘các actinoid thứ yếu’ tồn tại với hàm lượng vô cùng nhỏ, chủ yếu trong chất thải hạt nhân hoạt tính cao. Plutonium là actinoid được tạo ra thường xuyên nhất, nó được tạo ra khi các đồng vị uranium bị bắn phá trong các lò phản ứng phân hạch.

 Họ actinoid

Các quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có sức nổ kinh hoàng của chúng từ sự phân hạch của các actinide không bền uranium và plutonium.

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm