Lịch sử chiếc gương thời xưa

Hiệp Khách Quậy Những chiếc gương đầu tiên được loài người sử dụng có lẽ là mặt nước đựng trong một loại bình chứa nguyên thủy nào đó. Các thí dụ sớm nhất của gương tạo tác là những mẩu đá mài, ví dụ như đá vỏ chai núi lửa xuất hiện... Xin mời đọc tiếp.

Những chiếc gương đầu tiên được loài người sử dụng có lẽ là mặt nước đựng trong một loại bình chứa nguyên thủy nào đó. Các thí dụ sớm nhất của gương tạo tác là những mẩu đá mài, ví dụ như đá vỏ chai núi lửa xuất hiện tự nhiên được tìm thấy ở vùng Anatolia (Thổ Nhĩ Kì ngày nay) có niên đại khoảng năm 6000 tCN. Các gương đá mài được chế tạo ở Trung và Nam Mĩ có niên đại khoảng năm 2000 tCN về sau. Người Mesopotamia đã chế tạo gương đồng đánh bóng từ năm 4000 tCN và người Ai Cập cổ xưa biết chế tạo loại gương này từ năm 3000 tCN. Người Trung Hoa đã chế tạo gương đồng thiếc từ khoảng năm 2000 tCN. Các gương chế tạo bằng kim loại óng ánh đồng và thiếc có lẽ cũng đã được chế tạo ở Trung Hoa và Ấn Độ. Các gương làm bằng kim loại óng ánh hay bất kì kim loại quý nào đều khó chế tạo, vì thế chúng rất đắt tiền và chỉ được sở hữu bởi tầng lớp giàu có.

Người ta cho rằng gương thủy tinh mạ kim loại được chế tạo lần đầu tiên ở Sidon (Lebanon ngày nay) vào thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Kĩ thuật chế tạo gương thô bằng cách mạ thủy tinh thổi với chì nóng chảy được người La Mã tìm ra. Trong nền văn minh Hi Lạp – La Mã và xuyên suốt lịch sử trung đại ở châu Âu, các gương chỉ đơn giản là những đĩa kim loại hơi lồi ra, hoặc làm bằng đồng thau, bằng thiếc, hoặc bằng bạc, làm phản xạ ánh sáng từ bề mặt được mài sáng bóng của chúng.

Khoảng đầu thời kì Phục hưng, một phương pháp ưu việt mạ thủy tinh với hỗn hống thiếc-thủy ngân đã được hoàn thiện ở châu Âu. Vào thế kỉ thứ 16, Venice, một thành phố rất nổi tiếng lành nghề chế tạo thủy tinh, trở thành một trung tâm sản xuất gương. Các gương được sản xuất ở Venice nổi tiếng vì chất lượng cao của chúng. Nhà xưởng Saint-Gobain, do thế lực quý tộc ở Pháp thành lập, là một nhà sản xuất gương quan trọng. Vào giữa thế kỉ 17, gương được sản xuất rộng rãi ở London và Paris.

Từ cuối thế kỉ 17 về sau, các gương và giá đỡ của chúng ngày càng tăng thêm phần quan trọng trong lĩnh vực trang trí nội thất. Giá gương ngày xưa thường được làm bằng ngà voi, bạc, gỗ mun, hoặc mai rùa.

Vào cuối thế kỉ 18, giá gương được trang trí hoa văn cây cỏ hoặc các đường nét cổ điển.

Quá trình hóa học mạ bạc kim loại lên mặt thủy tinh là một phát minh của nhà hóa học người Đức Jutus von Liebig vào năm 1835. Quá trình mạ bạc của ông cho lắng một lớp bạc kim loại mỏng lên trên mặt thủy tinh qua sự khử hóa học bạc thiên nhiên. Quá trình này đã mở ra các kĩ thuật hiện đại chế tạo gương và đưa đến những loại gương có hình dạng phong phú. Ngày nay, gương thường được sản xuất bằng cách thổi một lớp mỏng nhôm hoặc bạc nóng chảy lên mặt sau của một tấm thủy tinh đặt trong chân không.

Người ta đã biết sử dụng gương vừa làm đồ gia dụng vừa làm vật trang trí từ thời xa xưa. Những chiếc gương ra đời sớm nhất được chế tạo thủ công; những chiếc gương đủ lớn để phản xạ toàn bộ cơ thể người xuất hiện vào thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Gương cầm tay La Mã được sản xuất thủ công và vào cuối thời kì Trung cổ đã trở nên khá phổ biến trên toàn cõi châu Âu. Chúng thường được làm bằng bạc, đôi khi bằng đồng thiếc đánh bóng.

Theo MirrorHistory.com

Mời đọc thêm