Trái đất phẳng - Phần 1

Hiệp Khách Quậy Người cổ đại có nhiều quan niệm mới lạ về hình dạng của Trái đất. Người Babylon nghĩ rằng Trái đất có hình lõm xuống, để có không gian cho thế giới âm ty của họ. Người Ai Cập thì nghĩ Trái đất có hình vuông, (có bốn góc) với... Xin mời đọc tiếp.

Những quan niệm buổi đầu về hình dạng của Trái đất

Người cổ đại có nhiều quan niệm mới lạ về hình dạng của Trái đất. Người Babylon nghĩ rằng Trái đất có hình lõm xuống, để có không gian cho thế giới âm ty của họ. Người Ai Cập thì nghĩ Trái đất có hình vuông, (có bốn góc) với những dãy núi chắn tại chân trời chống đỡ vòm trời.

 Vũ trụ quan Ai Cập

Vũ trụ quan Ai Cập

Aristotle cho rằng Trái đất có hình cầu, vì những lí do sau đây:

  1. Sự biến mất từ từ của những con tàu trên đường chân trời, phần đỉnh của những cánh buồm biến mất sau cùng.
  2. Hình dạng của cái bóng cong của Trái đất trên mặt trăng lúc nguyệt thực.
  3. Sự biến thiên độ cao của Mặt trời theo vĩ độ. (Đây là cơ sở của phép đo Eratosthenes)
  4. Sự biến thiên độ cao của một ngôi sao theo vĩ độ. Thật ra thì người ta nhìn thấy những ngôi sao mới khi người ta đi về phía bắc hay phía nam trên mặt đất.
  5. Vật chất có xu hướng tạo thành giọt hay đống, và Trái đất, hình thành từ vật chất lộn xộn, cũng như thế.
  6. Dùng voi để chứng minh: Khi người ta đi từ Hi Lạp về phía tây, người ta tìm thấy voi (châu Phi). Khi người ta đi về phía đông, người ta cũng tìm thấy voi (châu Á). Không nhận ra rằng những con voi này là khác loài, ông nghĩ rằng người ta đang đi tới cùng một nơi bằng cách đi về hai hướng ngược nhau.

 Trái đất phẳng

Trái đất phẳng [George Gamow]

 Trái đất tròn

Trái đất tròn [George Gamow]

Giáo hội Thiên chúa buổi đầu chấp nhận Trái đất hình cầu của Aristotle. Nhưng một số người trong Giáo hội chỉ ra rằng Kinh thánh có nói tới “bốn góc” của Trái đất. Vào thế kỉ thứ 5 tCN, linh mục Cosmas Indicopleustes, trong tác phẩm Diện mạo Thiên chúa của ông, đã mô tả một Trái đất vuông có một vòm trời, giống hệt như mô hình Ai Cập. Tertulian còn là một Trái đất phẳng.

Mô hình vũ trụ trong Kinh thánh có xuất xứ từ nguồn gốc Ai Cập, nghĩa là có một Trái đất phẳng được bao phủ bởi một vòm trời tròn và bốn góc Trái đất được chống đỡ bởi những dãy núi cao. “Nước ở phía trên và nước ở phía dưới” trong sách vở của Genesis muốn nói tới quan niệm Babylon rằng nước bị phân chia, và một phần nước vẫn ở phía trên vòm trời. Vòm trời giống như một mái nhà bị dột và một phần nước rơi xuống dưới dạng mưa.

Thật thú vị, một số “nhà sáng thế học Kinh thánh” ngày nay cho rằng lượng nước ở trên trời này là nguyên nhân của trận đại hồng thủy vào thời Noah. Họ nhận ra rằng nếu nước không phủ đầy Trái đất lên tới những đỉnh núi cao nhất, thì không có bất kì nguồn nước nào nhiều như thế trong Trái đất hay trong khí quyển! Vậy nên, theo họ, nó phải đến từ nơi nào đó khác, trong nỗ lực thảm hại của họ nhằm làm cho thuyết sáng thế trông có vẻ ‘khoa học’.

Theo Donald E. Simanek (http://www.lhup.edu/~dsimanek/)

Xem Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 |
Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 | Phần 9 | Phần 10

Mời đọc thêm