Ảnh: Lunokhod 1 ngày ấy và bây giờ

Hiệp Khách Quậy Trông tựa như một số loại rô bôt xinh đẹp của người ngoài hành tinh, nhưng thật ra nó là sản phẩm của loài người địa cầu, được phóng lên Mặt trăng vào năm 1970, và hiện đang phản xạ các tia sáng laser một cách hữu dụng về mặt khoa... Xin mời đọc tiếp.

alt

Trông tựa như một số loại rô bôt xinh đẹp của người ngoài hành tinh, nhưng thật ra nó là sản phẩm của loài người địa cầu, được phóng lên Mặt trăng vào năm 1970, và hiện đang phản xạ các tia sáng laser một cách hữu dụng về mặt khoa học. Ngày 17 tháng 11, 1970, phi thuyền Xô Viết Lunar 17 đã cho tiếp đất rô bôt chạy trên mặt đất điều khiển từ xa lên trên Mặt trăng. Tên gọi là Lunokhod 1, nó chỉ nặng chừng 900 kg và được thiết kế để hoạt động trong 90 ngày trong khi được điều khiển bởi một đội khoa học 5 người ở gần Moscow, Liên Xô. Lunokhod 1 đã chu du quanh Biển Mưa mặt trăng trong 11 tháng là một trong những thành công lớn nhất của chương trình thám hiểm mặt trăng của Liên Xô. Các hoạt động của Lunokhod 1 chính thức dừng lại vào năm 1971. Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, vị trí của cỗ xe đã được hồi phục bởi Phi thuyền Trinh sát Mặt trăng của NASA đang quay xung quanh mặt trăng. Biết được vị trí trên, các xung laser từ Trái đất đã được cho phản xạ thành công từ tấm gương của thiết bị rô bôt cũ kĩ ấy. Các xung laser phản xạ theo kiểu như thế này có thể mang lại dữ liệu về mặt trăng đủ độ chính xác để theo dõi những sai lệch cỡ mili mét trong quỹ đạo Mặt trăng, khảo sát một cách hiệu quả thành phần của mặt trăng và kiểm tra các lí thuyết hấp dẫn.

Ảnh: Lavochkin Association

Tải ảnh cỡ lớn


Mời đọc thêm