Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 47)

Hiệp Khách Quậy Giống như nhiều kim loại nhóm 1 và 2, sodium (natrium) có đặc tính chia rẽ. Một mặt là kim loại nguyên chất, cô lập, dễ bay hơi và nguy hiểm, mặt khác là vô số khoáng chất và muối có lợi được hình thành bởi nguyên tố hoạt tính này. Sodium... Xin mời đọc tiếp.

Sodium

Giống như nhiều kim loại nhóm 1 và 2, sodium (natrium) có đặc tính chia rẽ. Một mặt là kim loại nguyên chất, cô lập, dễ bay hơi và nguy hiểm, mặt khác là vô số khoáng chất và muối có lợi được hình thành bởi nguyên tố hoạt tính này. Sodium nguyên chất là một kim loại mềm, có ánh bạc, xỉn màu ngay tức thì khi tiếp xúc với không khí và phản ứng dữ dội với nước, sản sinh hydrogen. Chẳng có gì bất ngờ, sodium nguyên chất không tồn tại trong thiên nhiên, vì thế có lẽ quả thật bất ngờ khi mà một số lò phản ứng hạt nhân dùng sodium nóng chảy để lấy nhiệt ra khỏi lõi phản ứng.

Các ion sodium còn thiết yếu cho sự vận hành đúng của cơ thể người. Plasma máu và chất lỏng ngoại bào bao bọc các tế bào trong một dung dịch muối giàu sodium cho phép vận chuyển chất vào ra tế bào. Các ion sodium và potassium (kalium) còn trung chuyển tín hiệu thần kinh. Phần lớn sodium nạp từ muối ăn (sodium chloride). Tính trung bình, con người cần 500 mg sodium mỗi ngày, nhưng một số người thường nạp vào nhiều hơn, có khả năng gây hại cho sức khỏe của họ. Muối ăn cũng là một hóa chất công nghiệp quan trọng.

Sodium

Magnesium

Một điều người ta thường nhớ tới từ lớp học hóa ở trường phổ thông là tác dụng đốt dây magnesium. Chí ít có quên hết thì người ta cũng nhớ tới ánh sáng chói lóa tỏa ra khi kim loại này bốc cháy. Cũng hầu như không thể dập tắt nó, vì magnesium đang cháy phản ứng tỏa nhiệt không chỉ với oxygen, mà còn với nitrogen và nước. Tính chất khác lạ này đã được dùng làm tác dụng hủy diệt khi người ta cho magnesium vào vỏ bọc của bom cháy thời Thế với nhôm, nó tạo ra một hợp kim nhẹ, dễ hàn (mặc dù đã có một vài trường hợp thương vong do hợp kim này gây ra khi các xe đua va chạm và bốc cháy).

Magnesium có nhiều trong lớp vỏ Trái Đất và trong đá lớp bao, và là một nguyên tố thiết yếu trong sinh học. Nó có vai trò trong chlorophyl thực vật, các phân tử di truyền ADN và ARN, hợp chất ATP cấp năng lượng và nhiều enzyme, nên có thể khẳng định nó là nguyên tố quan trọng nhất cho sự sống trên Trái Đất.

Magnesium

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm