Robert Richardson: 1937–2013

Hiệp Khách Quậy Nhà vật lí vật chất ngưng tụ người Mĩ từng đoạt giải Nobel Robert Richardson vừa qua đời ở tuổi 75 vì bệnh tim mạch. Làm việc tại trường Đại học Cornell kể từ năm 1968, Richardson cùng chia Giải Nobel Vật lí năm 1996 với cựu học trò... Xin mời đọc tiếp.

Nhà vật lí vật chất ngưng tụ người Mĩ từng đoạt giải Nobel Robert Richardson vừa qua đời ở tuổi 75 vì bệnh tim mạch. Làm việc tại trường Đại học Cornell kể từ năm 1968, Richardson cùng chia Giải Nobel Vật lí năm 1996 với cựu học trò của ông, Douglas Osheroff, và David Lee cũng ở Cornell. Ba nhà nghiên cứu được trao giải cho khám phá của họ rằng helium-3 trở thành chất siêu chảy ở nhiệt độ rất thấp.

Là fermion, đáng lẽ các nguyên tử helium-3 không thể ngưng tụ thành chất siêu chảy, nhưng một số nhà vật lí cho rằng các nguyên tử này có thể hình thành nên những cặp boson-tính tương tự như những cặp Cooper tìm thấy ở những chất siêu dẫn. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng hồi năm 1971, Richardson và các đồng sự đã xác nhận rằng những cặp này hình thành trong một chất siêu chảy ở nhiệt độ dưới khoảng 2,5 mK.

Robert Richardson

Robert Richardson trong phòng thí nghiệm của ông vào năm 1989. Ảnh: ĐH Cornell

Richardson sinh ngày 26 tháng 6 năm 1937 tại thủ đô Washington. Ông lấy bằng cử nhân và bằng thạc sĩ khoa học tại Viện Bách khoa Virginia. Ông lấy bằng tiến sĩ vật lí vào năm 1966 tại trường Đại học Duke, nơi ông nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Horst Meyer về sự cộng hưởng từ hạt nhân của helium-3 rắn. Sau này, Richardson đã gọi đó là thời vinh quang mà ông đã trải qua tại Duke.

Sau một năm nữa tại Duke, vào năm 1966 Richardson chuyển đến Cornell, nơi ông trải qua phần còn lại của con đường sự nghiệp của ông tập trung vào nghiên cứu vật lí nhiệt độ thấp, ban đầu làm việc với Lee và Dave Reppy rồi sau đó trở thành giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lí Nguyên tử và Vật lí Chất rắn tại Cornell. Ông còn là phó hiệu trưởng thứ nhất phụ trách mảng nghiên cứu của Cornell từ năm 1998 đến 2003 và có thời gian ngắn còn làm giám đốc Viện Kavli ở Cornell chuyên nghiên cứu Khoa học Nano.

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm