Trạm vũ trụ: Từ Salyut đến ISS

Hiệp Khách Quậy Trong số gần cả tá trạm vũ trụ mà loài người từng đưa lên quỹ đạo kể từ năm 1971, chưa có trạm nào có mức độ phức tạp như những trạm được mô tả trong tiểu thuyết viễn tưởng. Tuy nhiên, những ngôi nhà quay trên quỹ đạo như... Xin mời đọc tiếp.

Trong số gần cả tá trạm vũ trụ mà loài người từng đưa lên quỹ đạo kể từ năm 1971, chưa có trạm nào có mức độ phức tạp như những trạm được mô tả trong tiểu thuyết viễn tưởng. Tuy nhiên, những ngôi nhà quay trên quỹ đạo như thế này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ sở của sự sinh tồn trong không gian vũ trụ và làm sáng tỏ những thách thức mà chúng ta phải đối mặt nếu chúng ta muốn du hành đến những hành tinh khác.

Salyut 1

Salyut 1

Là trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới, Salyut 1 được phóng lên hôm 19 tháng 4, 1971. Nó chỉ ở trong quỹ đạo 175 ngày rồi được cho bốc cháy trong khí quyển. Nó được con người đến thăm hai lần, nhưng lần thứ nhất phi hành đoàn không thể vào bên trong do trục trặc kĩ thuật neo đậu. Thiết bị hỏng hóc buộc phi hành đoàn thứ hai phải rời trạm sau 23 ngày làm việc. Ba trog số các nhà du hành đã thiệt mạng trong lúc quay trở vào khí quyển do hỏng hóc buồng bay Soyuz của họ.

(Ảnh: Novosti/Science Photo Library)

Skylab

Skylab

Đây là trạm vũ trụ đầu tiên của nước Mĩ, phóng lên hôm 14 tháng 5, 1973. Trong sáu tháng của nó trên quỹ đạo, các nhà du hành đã có chừng 2000 giờ tiến hành các dự án nghiên cứu khoa học và y học. NASA đã có kế hoạch sử dụng tàu con thoi vũ trụ nâng trạm này lên một quỹ đạo an toàn hơn, nhưng sự trì hoãn trong chương trình tàu con thoi đã khiến Skylab vỡ ra trong khí quyển và vương vãi các mảnh vỡ trên miền tây Australia.

(Ảnh: Time & Life Pictures/Getty Images)

Salyut 6

Salyut 6

Phóng lên năm 1977, đây là trạm Salyut thứ tám và nó có 1764 ngày trong quỹ đạo. Nó được viếng thăm bởi 16 phi hành đoàn và được trang bị mức tiện nghi mới: một vòi sen và một máy gym. Các nhà du hành đến thăm trạm đã tham gia các nghiên cứu thiên văn học và quan sát Trái đất, đồng thời tiến hành các thí nghiệm về các tác dụng của sự du hành vũ trụ đối với cơ thể người.

(Ảnh: A. Sokolov/ASAP/Science Photo Library)

Salyut 7

Salyut 7

Trạm Salyut tiếp theo được phóng lên hôm 19 tháng 4, 1982. Nhà du hành vũ trụ Svetlana Savitskaya đã đến thăm trạm hai lần và trở thành người phụ nữ đầu tiên đi bộ ngoài không gian vũ trụ. Năm 1986, trạm được neo đỗ vào một quỹ đạo cao với các kế hoạch trục vớt nó bằng tàu con thoi Buran. Tuy nhiên, đi theo tiếng vọng của số mệnh của Skylab, Salyut cuối cùng đã đi trở vào khí quyển và vỡ ra trên bầu trời Argentina sau khi chương trình Buran bị hủy bỏ.

(Ảnh: Ria Novosti/Science Photo Library)

Mir

Mir

Bất chấp các hỏng hóc hệ thống, lửa bốc, sự nhiễm nấm và một va chạm gần như thảm khốc với một tàu chở hàng, Mir đã lập một số kỉ lục trong 15 năm hoạt động của nó trên quỹ đạo. Do Liên Xô phóng lên vào năm 1986, nó là phi thuyền vũ trụ kiểu module đầu tiên và là vệ tinh nhân tạo lớn nhất trên quỹ đạo. Một trong những phi hành gia của nó, Valeri Polyakov, vẫn đang giữ kỉ lục người ở trong vũ trụ liên tục dài ngày nhất: 437 ngày.

(Ảnh: East News/Newsmakers/Getty)

Thiên Cung 1

Thiên Cung 1

Phóng lên hôm 29 tháng 9, 2011, Thiên Cung 1 là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc. Phi hành đoàn khai trương của nó, trong đó có nhà du hành nữ đầu tiên của nước này, Liu Yang, đã đến nơi hôm 18 tháng 6, 2012. Theo Ban điều hành Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, Thiên Cung 1 sẽ hoạt động dưới dạng một bệ thử công nghệ cho một trạm vũ trụ kiểu module lớn hơn sẽ được phóng lên vào năm 2020.

(Ảnh: Imaginechina/Rex Features)

ISS

ISS

12 năm sau khi module đầu tiên của nó được phóng lên, và với giai đoạn xây dựng của nó gần như đã hoàn tất, các nhà quản lí Trạm Vũ trụ Quốc tế hiện đang lên kế hoạch dành nhiều thời gian làm việc của nhà du hành trên trạm cho nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, Thí nghiệm Vật liệu ISS thu thập thông tin về cách những chất liệu khác nhau phản ứng trong không gian vũ trụ.

(Ảnh: Science Faction/Getty)

Genesis 1

Genesis 1

Ngày 12 tháng 7, 2006, thiết bị Genesis 1 của Hãng hàng không Bigelow đã bay lên quỹ đạo. Đơn vị bơm phồng này là một mô hình thu nhỏ của module mà Bigelow hi vọng sử dụng để xây dựng Trạm vũ trụ Thương mại Thế hệ Kế tiếp của họ. Lịch phóng phức hợp vũ trụ do tư nhân tài trợ này dự kiến là vào năm 2014, với một trạm thứ hai sẽ triển khai sau đó hai năm. Theo công ti này, có bảy quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc khai thác các thiết bị trên trạm vũ trụ của họ.

(Ảnh: Bigelow Aerospace/Science Photo Library)

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm