Phát hiện hai hành tinh quay chung một quỹ đạo

Hiệp Khách Quậy Chôn vùi trong dòng lũ dữ liệu thu từ kính thiên văn Kepler là một hệ hành tinh không giống hệ nào từng thấy trước đây. Xin mời đọc tiếp.

Chôn vùi trong dòng lũ dữ liệu thu từ kính thiên văn Kepler là một hệ hành tinh không giống hệ nào từng thấy trước đây. Hai trong số những hành tinh biểu kiến của nó quay chung trong một quỹ đạo xung quanh ngôi sao của chúng. Nếu khám phá trên được xác nhận, thì nó sẽ củng cố cho lí thuyết cho rằng Trái đất đã từng chia sẻ quỹ đạo chung với một vật thể cỡ sao Hỏa sau đó đã lao vào nó, kết quả là sự hình thành nên mặt trăng.

Hai hành tinh cùng chia sẻ một quỹ đạo. (Ảnh: NASA/Ames/JPL-Caltech)

Hai hành tinh trên thuộc về một hệ bốn hành tinh tên gọi là KOI-730. Chúng quay xung quanh ngôi sao bố mẹ kiểu mặt trời của chúng mỗi vòng mất 9,8 ngày ở khoảng cách quỹ đạo chính xác bằng nhau, một hành tinh đi trước hành tinh kia chừng 60 độ. Trên bầu trời đêm của hành tinh này, hành tinh kia phải xuất hiện dưới dạng một vật sáng rực rỡ, liên tục, không bao giờ mờ đi hoặc sáng lên thêm.

Khả năng này xảy ra là nhờ “vết mật” hấp dẫn. Khi một vật thể (thí dụ một hành tinh) quay xung quanh một vật thể có khối lượng lớn hơn nhiều (một ngôi sao), thì có hai điểm Lagrange trong quỹ đạo của hành tinh tại đó một vật thể thứ ba có thể cân bằng. Hai điểm này nằm 60 độ về phía trước hoặc phia sau vật thể nhỏ hơn đó. Thí dụ, nhóm tiểu hành tinh tên gọi là Trojan nằm tại những điểm này trong quỹ đạo của Mộc tinh.

Trên lí thuyết, vật chất trong một đĩa chất liệu quay xung quanh một ngôi sao mới ra đời có thể kết khối thành cái gọi là các hành tinh “cùng quỹ đạo”, nhưng chưa có ai tìm thấy bằng chứng cho điều này. “Các hệ như thế này không phổ biến, và đây là hệ duy nhất mà chúng ta từng nhìn thấy”, phát biểu của Jack Lissauer ở Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Mountain View, California. Lissauer và các đồng sự mô tả hệ KOI-730 trong một bài báo gửi đăng trên tạp chí Astrophysical Journal (arxiv.org/abs/1102.0543).

Richard Gott và Edward Belbruno tại trường Đại học Princeton cho biết chúng ta có thể còn có bằng chứng của hiện tượng trên trong mảnh sân sau vũ trụ của riêng chúng ta. Người ta cho rằng mặt trăng đã hình thành khoảng 50 triệu năm sau sự ra đời của hệ mặt trời, từ mảnh vỡ của một va chạm giữa một vật thể cỡ Hỏa tinh và Trái đất. Các mô phỏng cho thấy vật va chạm đó, tên gọi là Theia, phải có tốc độ thấp. Theo Gott và Belbruno, điều này chỉ có thể xảy ra nếu như Theia có nguồn gốc tại điểm Lagrange phía trước hoặc phía sau trong quỹ đạo Trái đất. Những kết quả mới đó “cho thấy loại sự kiện mà chúng ta từng tưởng tượng là có khả năng xảy ra”, Gott nói.

Vậy các hành tinh cùng quỹ đạo của hệ KOI-703 một ngày nào đó sẽ va chạm để tạo ra một mặt trăng hay không? Điều đó là có thể, nhưng các mô phỏng của Bob Vanderbei tại Princeton cho thất các hành tinh trên ít nhất sẽ bị khóa chung quỹ đạo trong 2,2 triệu năm nữa.

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm